thủ tục sang tên sổ đỏ khi ba hoặc mẹ qua đời ?

thủ tục sang tên sổ đỏ khi ba hoặc mẹ qua đời ?

hiện có rất nhiều người vẫn đang thắc mắc về thủ tục nhà đất sang tên. hôm nay mình sẽ tư vấn về thủ tục sang tên sổ đỏ khi ba mẹ qua đời cho các bạn chưa hiểu về quy trình sang tên.

Về thủ tục sang tên sổ đỏ khi ba hoặc mẹ qua đời. hôm nay mình sẽ lấy 1 ví dụ cho các bạn .

Mẹ tôi đã mất trước đây rất lâu khi chúng tôi còn rất nhỏ vào năm 2010 , nhưng sổ đỏ hiện tại vẫn đứng tên mẹ tôi ( ở Phù Mỹ Bình Định).Nhưng chúng tôi muốn sang tên sổ đỏ qua cho ba tôi , nhà tôi có 2 anh em là tôi và em trai tôi 20 tuổi.

Chúng tôi đều muốn sang tên sổ đỏ cho ba tôi hoàn toàn,nhưng khi làm hồ sơ chuyển đổi thì quyền thừa kế thứ nhất cha mẹ ruột ông bà ngoại tôi đã mất và 2002 nên quyền thừa kế liên quan đến anh chị em của mẹ tôi. Mẹ tôi có 1 em trai và 1 em gái, hiện tại mọi người đồng ý sang tên cho ba tôi, nhưng có ông cậu e trai mẹ tôi ghét ba tôi nên không đồng ý hợp tác, nên chúng tôi muốn nhờ Địa Ốc Đáng Mua Sài Gòn tư vấn dùm cho mình, mong nhận phản hồi sớm ạ,thank nhiều.

TRẢ LỜI :

Đối với trường hợp của bạn khi mẹ bạn mất thì bố bạn không phải người duy nhất có quyền thừa hưởng thừa kế,vì vậy muốn sang tên từ mẹ bạn sang ba bạn thì cần những thủ tục sau đây :

Là tổ chức họp mặt gia đỉnh đầy đủ các thành viên trừ những thành viên dưới 14 tuổi phải ký vào biên bản họp mặt gia đình đồng ý cho ba bạn đứng tên chủ sở hữu trong sổ đỏ.

Sau đó đem sổ đỏ và giấy bản sao chứng tử của mẹ bạn, biên bản họp mặt gia đình, photo hộ khẩu giấy chứng minh nhân dân của ba bạn ( nhớ cầm theo bản gốc) lên trụ sở ủy ban nhân dân phường hoặc xã ,thị trấn làm thủ tục sang tên quyền chứng nhận sở hữu.

Như vậy trường hợp này những người cần ký vào biên bản họp gia đình đó là bố bạn , bạn và em trai bạn 20 tuổi, biên bản họp gia đình không cần có chữ ký của cậu bạn nha.

Còn nếu có yêu cầu phân chia tài sản thừa kế thì do mẹ không để di chúc do đó phần tài sản chung của ba mẹ bạn nên sẽ chia đôi với ba bạn.Phần còn lại chia theo pháp luật về thừa kế.

Tại khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật sau : 

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Như vậy nếu có yêu cầu phân chia di sản thì ông bà ngoại bạn ( đã mất) , ba bạn, bạn và em trai bạn thuộc hàng thừa kế thứ 1 sẽ được chia làm 3 phần, còn cậu bạn và dì bạn thuộc quyền thừa kế thứ 2 nên sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế.

Xem những dự án tại Địa Ốc Đáng Mua Sài Gònhttp://diaocdangmuasaigon.com/

 

 

Bài viết khác:

 
0901.351.866